
Thứ hai, ngày 16/11/2020
Tiếp tục Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, sáng ngày 16/11/2020, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết, với 88,8% đại biểu tán thành.
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 11 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Nghị quyết quy định chính quyền đô thị tại TP. Hồ Chí Minh gồm: Chính quyền địa phương ở TP. Hồ Chí Minh có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Ở quận và phường không có Hội đồng nhân dân mà chỉ có Uỷ ban nhân dân. Còn việc tổ chức chính quyền địa phương ở các huyện, TP, xã, thị trấn của TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Nghị quyết cũng quy định Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn như: Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, trong đó bao gồm dự toán ngân sách của quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố trên địa bàn quận, phường thuộc quận; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường thuộc quận, Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân dân quận; Lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức; trường hợp có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Hội đồng nhân dân Thành phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận được thực hiện theo quy định của Quốc hội. Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chánh án Tòa án nhân dân quận, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận. Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn.
Đối với quy định về Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Nghị quyết nêu rõ, Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, xây dựng, trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố; Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của Thành phố, quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho Ủy ban nhân dân quận. Phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của Ủy ban nhân dân quận; Quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; Quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các quận trực thuộc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân quận.
Các đại biểu tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 7 của Nghị quyết cũng nêu rõ: Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của thành phố, quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho Ủy ban nhân dân phường trực thuộc; Quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường trực thuộc.
Nghị quyết quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân phường và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường.
Về điều khoản thi hành quy định tại Điều 10 nêu rõ: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Ban hành các quy định cần thiết để triển khai thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố theo quy định của Nghị quyết này và hướng dẫn của Chính phủ; thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở quận, thành phố thuộc Thành phố và phường phù hợp với yêu cầu quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương; Chỉ đạo, thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức làm việc ở quận, phường theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và quy định của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện dôi dư do sắp xếp khi thực hiện Nghị quyết này theo quy định, hướng dẫn của Chính phủ; Đề xuất và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung các chính sách cần thiết khác trong quá trình thực hiện Nghị quyết này…
Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị quyết quy định: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30 tháng 6 năm 2021. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021, Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này cho đến khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường mới được bổ nhiệm. Văn bản của chính quyền địa phương ở quận, phường được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2021, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, công chức cấp xã ở phường được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 được chuyển thành công chức làm việc tại phường đang công tác; trường hợp chuyển sang vị trí việc làm mới thì công chức phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp vị trí việc làm đó theo quy định của Chính phủ.
Việc sử dụng, quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 2 Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức công tác ở các phường tại Thành phố vẫn thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan./.
Theo "Trang thông tin điện tử CATP Đà Nẵng"
- KÊU GỌI NGƯỜI DÂN GỬI HÌNH ẢNH, CLIP VI PHẠM TTATGT ĐỂ XỬ LÝ NGUỘI
- Thông báo tổ chức Diễn đàn hỏi đáp trực tuyến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Đại học Kỹ thuật- Hậu cần CAND công bố phương án tuyển sinh năm 2022
- Truy tìm đối tượng
- Quy định về đối tượng, điều kiện dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2022
- Tìm người “sập bẫy” tín dụng đen
- Tình hình TTATGT ngày 25/2/2022
- Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ Công an trong tuần (21/02/2022 – 25/02/2022)
- Xe chờ chủ
- Thông báo truy nã
- Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe
- Thông tư quy định về việc kiểm tra thiết bị vệ sinh tự hoại trên xe khách
- Thông tư quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Thông tư quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra của Ngành Giao thông vận tải
- Thông tư quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
- Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy