
Trước tình hình số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng ở mức cao, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đã yêu cầu ngành Y tế và các địa phương chủ động kịch bản, kế hoạch theo dõi, chăm sóc, điều trị F0 trong tình hình mới.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đã yêu cầu ngành Y tế và các địa phương chủ động kịch bản, kế hoạch theo dõi, chăm sóc, điều trị F0 trong tình hình mới.
F0 cao kỷ lục
Chiều 11-1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP cho biết, trong ngày, Đà Nẵng ghi nhận 543 ca mắc COVID-19 gồm 8 ca cách ly tập trung, 136 ca cách ly tạm thời tại nhà, 53 ca trong khu phong tỏa và 346 ca cộng đồng. Đây là con số F0 được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP.
Trong số các ca cộng đồng có 149 trường hợp đến các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế khám bệnh, xét nghiệm; 70 trường hợp được các trạm y tế phường, xã phát hiện qua test nhanh. Ngoài ra, có 12 ca là bệnh nhân đến chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Đà Nẵng; 12 ca đại diện hộ gia đình P. Hòa Hải (Q. Ngũ Hành Sơn); 43 ca lấy mẫu tiểu thương chợ Bắc Mỹ An; 1 ca là lực lượng phòng chống dịch P. Thuận Phước; 1 ca là nhân viên y tế Bệnh viện 199, Bộ Công an xét nghiệm định kỳ; 1 ca là nhân viên y tế Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng xét nghiệm định kỳ và 1 ca xét nghiệm tại Sân bay Đà Nẵng.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cụ thể, lực lượng y tế ghi nhận 20 ca test nhanh dương tính tại Công ty 28; 6 ca làm Công ty Thủy sản Đà Nẵng; 1 ca làm Công ty TNHH Vina Foods Kyoei; 3 ca làm Công ty Tư vấn Điện miền Trung; 1 ca lấy mẫu tại Công ty Fujikura; 14 ca lấy mẫu tại Công ty Hữu Nghị; 7 ca lấy mẫu tại Công ty Matrix; 1 ca lấy mẫu tại Công ty Pivina; 3 ca lấy mẫu tại Công ty Thủy sản Miền Trung.
478/543 ca mắc COVID-19 trong ngày có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như Q. Sơn Trà (85 ca), Q. Liên Chiểu (84 ca), Q. Ngũ Hành Sơn (78 ca), Q. Cẩm Lệ (76 ca), Q. Hải Châu (64 ca), Q. Thanh Khê (61 ca) và H. Hòa Vang (30 ca).
Trong ngày, lực lượng chuyên môn xét nghiệm 17.999 lượt người, trong đó xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 16.649 lượt, test nhanh 1.350 lượt người. Tính đến nay, TP đã tiêm 2.017.547 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm mũi 1 cho 976.008 người, mũi 2 cho 959.072 người và mũi 3 cho 82.467 người. Hiện TP có 202 khu vực phong tỏa với 482 hộ (1.639 nhân khẩu), duy trì 8 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 299 người.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, xuất viện.
Đảm bảo điều trị hiệu quả cho F0
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến, với diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay, dự kiến số ca mắc COVID-19 trong thời gian tới, nhất là sau Tết Nguyên đán sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, việc xây dựng kịch bản với khoảng 2.500-3.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày là điều hết sức cần thiết, hiệu quả. Đối với việc điều trị tập trung tại các cơ sở y tế, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu ngành Y tế rà soát lại trang thiết bị, cơ sở vật chất, sớm đề xuất UBND TP sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục xuống cấp, không đáp ứng điều kiện.
Đối với việc điều trị F0 tại nhà, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế lưu động; huy động tối đa lực lượng cộng tác viên y tế cơ sở; các lực lượng chuyên môn như bệnh viện tư nhân, đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế trên tinh thần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân mà chỉ theo dõi thông qua hệ thống phần mềm. Ngành Y tế phối hợp Sở TT-TT xây dựng các nội dung truyền thông liên quan đến việc điều trị F0 tại nhà, đặc biệt là các thông tin, hướng dẫn về quản lý rác thải; chống lây nhiễm chéo tại nhà.
Theo Sở Y tế, liên quan mạng lưới điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, hiện nay trên địa bàn TP có 5 cơ sở y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 với quy mô 4.150 giường, trong đó có 270 giường hồi sức bệnh nặng. Các cơ sở y tế được phân thành 3 tầng trong tháp mô hình điều trị COVID-19 theo phân loại của Bộ Y tế, trong đó tầng 1 điều trị người mắc COVID-19 có nguy cơ thấp, trung bình, tầng 2 dành cho người có nguy cơ cao và tầng 3 dành cho người có nguy cơ rất cao.
Về nguồn lực điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19, ngành Y tế tổ chức đào tạo 320 nhân lực; tập huấn toàn ngành về kiểm soát nhiễm khuẩn và nội dung điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 cho 7.258 người và đào tạo, tập huấn chăm sóc, điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch cho 247 cán bộ, nhân viên. Đối với hoạt động chăm sóc, theo dõi, điều trị F0 tại nhà, ngành Y tế đã tổ chức đào tạo 280 cán bộ, nhân viên trạm y tế lưu động. Mỗi xã, phường tổ chức thiết lập 2 trạm y tế lưu động để theo dõi, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 với quy mô 50-100 bệnh nhân/trạm. Hiện Đà Nẵng là một trong những địa phương điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 bằng thuốc Molnupiravir theo chương trình của Bộ Y tế.
Đến thời điểm này đã có hơn 3.500 người được điều trị bằng thuốc Molnupiravir với 82,65% trong số đó ghi nhận có sự cải thiện về triệu chứng lâm sàng. Theo Sở Y tế, hiện địa phương còn hơn 184.000 viên Molnupiravir đủ điều trị cho 5.000 bệnh nhân nguy cơ thấp, trung bình với hạn dùng đến tháng 6-2023. Sở Y tế đã xin bổ sung thêm 200.000 viên Molnupiravir để dự phòng tình huống dịch bệnh kéo dài, lan rộng.
Theo "Báo Công an TP Đà Nẵng - CADN Online"
- Hướng dẫn đóng phạt vi phạm giao thông qua ví điện tử
- Hướng dẫn đóng phạt vi phạm giao thông qua tài khoản ngân hàng
- Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng
- KÊU GỌI NGƯỜI DÂN GỬI HÌNH ẢNH, CLIP VI PHẠM TTATGT ĐỂ XỬ LÝ NGUỘI
- Thông báo tổ chức Diễn đàn hỏi đáp trực tuyến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Đại học Kỹ thuật- Hậu cần CAND công bố phương án tuyển sinh năm 2022
- Truy tìm đối tượng
- Quy định về đối tượng, điều kiện dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2022
- Tìm người “sập bẫy” tín dụng đen
- Tình hình TTATGT ngày 25/2/2022
- Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe
- Thông tư quy định về việc kiểm tra thiết bị vệ sinh tự hoại trên xe khách
- Thông tư quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Thông tư quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra của Ngành Giao thông vận tải
- Thông tư quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
- Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy