
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xuất hiện một số đối tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tụ tập đông người, hoạt động mang màu sắc tôn giáo nhưng trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật... Bản chất của các tà đạo trên là lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm lôi kéo người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để phát tán, kích động những nội dung sai trái. Việc này đã ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, gây tâm lý bức xúc trong một bộ phận người dân và tín đồ các tôn giáo, làm phức tạp an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo chính thống, được Nhà nước công nhận hoạt động.
Đại tá Đinh Sỹ Tuệ - Trưởng Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh Đắk Nông, cho hay: Thời gian qua, diễn biến phức tạp là các nhóm tà đạo "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ", "Hội thánh của Ðức Chúa Trời Mẹ", "Trừ quỷ", "Thế giới đại đồng", "Pháp luân công". Các tà đạo đều lợi dụng một số tôn giáo chính thống (chủ yếu là Tin lành), nhưng đối tượng cầm đầu cải biên, thêm bớt một số nội dung, xuyên tạc kinh thánh, từ đó xưng "đạo" và lập hội, nhóm tuyên truyền, lôi kéo người dân tin theo. Các hội, nhóm lập ra không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, nên hoạt động trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến tín ngưỡng, tôn giáo chính thống và an ninh chính trị, trật tự xã hội. Ðặc biệt, thông qua hoạt động của các tà đạo, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai nhằm chống phá Nhà nước ta.
Ví dụ như, tà đạo "Giê Sùa" không có giáo lý, giáo luật rõ ràng, do đối tượng David Her, người Mông tại Mỹ xuyên tạc kinh thánh rồi tuyên truyền, lôi kéo người khác tin theo. Khác biệt của tà đạo "Giê Sùa" với các hệ phái Tin lành khác là không thừa nhận tên Chúa là Giêsu; chuyển ngày sinh hoạt từ chủ nhật sang thứ bảy hàng tuần; không tổ chức Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh hàng năm... Hoặc như tà đạo "Bà Cô Dợ" do một đối tượng người Mông ở Mỹ là Vừ Thị Dợ tuyên truyền, phát tán. Ðây là đối tượng từng theo Công giáo và Hội thánh Tin lành, nhưng vi phạm giáo lý, giáo luật, xuyên tạc kinh thánh nên bị trục xuất khỏi giáo hội. Vừ Thị Dợ tự ví mình như "Ðức Mẹ", tuyên truyền rằng con trai Dợ là con của Chúa; Chúa sẽ tái lâm lần thứ hai và sẽ làm vua Mông... Gần đây nhất, có gần 100 người theo "Pháp luân công" ở xã Đắk Sin (Đắk R'lấp) khi bị nhiễm Covid-19 thì tự nhốt mình trong phòng kín đọc kinh cầu nguyện để chữa bệnh, rất phản khoa học.
Sau khi xuất hiện các tà đạo trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn. Theo Đại tá Đinh Sỹ Tuệ, đặc điểm chung của các tà đạo luôn tự coi mình là một tổ chức tôn giáo, có giáo lý theo hướng mê tín dị đoan để phục vụ cho ý đồ của những kẻ cầm đầu. Ðối tượng cầm đầu thường triệt để lợi dụng những vấn đề bức xúc, khó khăn mà người dân không tự giải quyết được để lôi kéo họ dựa vào niềm tin tâm linh.
Hiện nay, phương thức, thủ đoạn của các tà đạo ngày càng tinh vi. Các đối tượng cầm đầu đã biết ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là Internet với các trang mạng xã hội hoặc thực hiện trực tuyến qua smart phone để tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành hoạt động. Các nhóm tà đạo còn dụ dỗ, lôi kéo người tin theo bằng các lợi ích vật chất... Ngoài ra các đối tượng cầm đầu thường xuyên thay đổi địa bàn, thay đổi nhân sự tuyên truyền, chia thành các nhóm nhỏ sinh hoạt tại gia đình cũng gây không ít khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng, chống các tà đạo.
Theo Đại tá Đinh Sỹ Tuệ, để ngăn chặn, lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân không tin, không nghe, không theo kẻ xấu lừa bịp, lôi kéo. Vì vậy, nhiều người đã từ bỏ tà đạo "Giê Sùa" hay "Bà cô Dợ" và chuyển sang sinh hoạt theo các hệ phái Tin lành đã được công nhận.
Theo "Báo Công an TP Đà Nẵng - CADN Online"
- KÊU GỌI NGƯỜI DÂN GỬI HÌNH ẢNH, CLIP VI PHẠM TTATGT ĐỂ XỬ LÝ NGUỘI
- Thông báo tổ chức Diễn đàn hỏi đáp trực tuyến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Đại học Kỹ thuật- Hậu cần CAND công bố phương án tuyển sinh năm 2022
- Truy tìm đối tượng
- Quy định về đối tượng, điều kiện dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2022
- Tìm người “sập bẫy” tín dụng đen
- Tình hình TTATGT ngày 25/2/2022
- Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ Công an trong tuần (21/02/2022 – 25/02/2022)
- Xe chờ chủ
- Thông báo truy nã
- Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe
- Thông tư quy định về việc kiểm tra thiết bị vệ sinh tự hoại trên xe khách
- Thông tư quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Thông tư quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra của Ngành Giao thông vận tải
- Thông tư quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
- Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy