
Ngày càng có nhiều hình thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại.
Gọi đến số điện thoại đường dây nóng Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng, anh N.V.H (trú Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết đã suýt khai hết thông tin cá nhân sau khi bị một người xưng là nhân viên nhà mạng gọi điện thông báo khóa thuê bao. Anh H. cho hay, cuộc gọi xuất phát từ một đầu số lạ, gọi đến và nói "thuê bao của bạn sẽ tạm dừng sau hai giờ nữa, để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 0". Nghe giọng nói trong điện thoại giống hệt các thông báo của tổng đài, anh tưởng thật nên làm theo thì được kết nối tới một người tự xưng là nhân viên nhà mạng, nói với giọng điệu đe dọa. Chợt nghĩ đến các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại xảy ra liên tục trong thời gian qua, anh tỉnh táo dừng lại và chặn luôn số điện thoại lạ kia. Để kiểm tra tính xác thực của việc "khóa thuê bao", anh H. gọi tổng đài nhà mạng thì được trả lời là thuê bao đang hoạt động hoàn toàn bình thường.
Thời gian qua, có rất nhiều nạn nhân ở nhiều địa phương bị "nắn gân" là vi phạm các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì lo lắng nguy cơ mất liên lạc, một số thì nhẹ dạ để chứng minh mình không vi phạm nên nhiều người đã làm theo. Từ đây là khởi nguồn của việc bị đối tượng lừa đảo dẫn dắt vào ma trận và tài khoản bị rút sạch tiền.
Theo cán bộ nghiệp vụ của Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an TP Đà Nẵng, việc đầu tiên là đối tượng bắt đầu tiếp cận bằng cách liên tục thực hiện cuộc gọi thoại thông báo tới số máy bản thân người dùng các thông tin không có thật, rằng họ sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 hay 2 giờ. Để giải quyết, xử lý sự cố thì chủ thuê bao phải liên hệ tới số điện thoại "tổng đài" do đối tượng cung cấp. Khi người dùng gọi lại số "tổng đài", đối tượng sẽ nhanh chóng khai thác, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số CMND, căn cước công dân… để được hỗ trợ kỹ thuật. Khi đã nắm được thông tin cá nhân, các đối tượng ngay lập tức hướng dẫn người dùng làm các bước tiếp theo như thực hiện cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi và chiếm quyền. Kể từ lúc này, đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của người dùng và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận thông báo mã OTP. Từ đó dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Thủ đoạn này thực tế đã có từ lâu, nhưng liên tục được thay đổi kịch bản khiến người dùng không lường trước. Trước đây, kịch bản phổ biến thường là "thông báo người dùng gây tai nạn ở Đà Nẵng", "đang bị điều tra vì liên quan đến vụ án nghiêm trọng" hay "đổi sim 4G". Đến nay là chiêu dọa khóa thuê bao, vì thuê bao điện thoại cũng là một trong những tài sản quan trọng của người dùng. Các cuộc gọi thường được thực hiện bởi một đầu số từ nước ngoài, thay vì "+84" của Việt Nam.
Người dân cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu từ các số điện thoại lạ, mạo danh.
Từ các vụ việc đã tiếp nhận và thụ lý xác minh, điều tra, cơ quan công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo như đã nói ở trên. Cùng với đó, lưu lại bằng chứng như tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi và phản ánh tới doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông để xử lý. Để bảo mật thông tin, tránh các cuộc gọi lừa đảo tiếp cận thì người dân không nên công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác, đồng thời không nên làm theo yêu cầu của người lạ như: tải đường dẫn về cài đặt, đăng nhập thông tin, tài khoản ngân hàng... nhằm tránh bị tội phạm lợi dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi tháng, số lượng cuộc gọi được phát hiện giả mạo lên tới hàng triệu. Cơ quan này lưu ý mã điện thoại của Việt Nam là 84, vì vậy nếu người dùng nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn từ số điện thoại có đầu là dấu "+" hoặc "00", nhưng hai số tiếp theo không phải "84" thì có thể là số quốc tế. Người dùng chỉ nên gọi lại hoặc làm theo khi biết chắc chắn đó là số của người thân ở nước ngoài. |
Theo "Trang thông tin điện tử CATP Đà Nẵng"
- Chiếc bẫy của lòng tham!
- Thông báo “Quyết định truy tìm người”
- Vũ ở đâu?
- Cảnh báo mưa lớn có khả năng kéo dài, cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất
- Hải Châu: Thu nhận hồ sơ, đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 tại Công an phường Hải Châu 1
- Tình hình xuất nhập cảnh tháng 11/2022
- Số liệu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tháng 11/2022
- Tình hình tai nạn giao thông, cháy, nổ và xử lý hành chính về trật tự an toàn giao thông tháng 11/2022
- Thêm nhiều tuyến đường cấm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ và giờ cao điểm
- Công an quận Hải Châu và Công an quận Ngũ Hành Sơn ra “Quyết định truy tìm người”
- Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe
- Thông tư quy định về việc kiểm tra thiết bị vệ sinh tự hoại trên xe khách
- Thông tư quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
- Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Thông tư quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra của Ngành Giao thông vận tải
- Thông tư quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
- Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy