Người dân không được phép mang theo công cụ hỗ trợ để phòng thân

 

Như chúng tôi đã đưa tin về việc các tổ công tác 911 CATP cũng như các lực lượng khác thuộc CATP phát hiện xử lý các trường hợp cất giấu các công cụ hỗ trợ như gậy ba trắc, súng bắn đạn cao su, đèn pin kết hợp roi điện. Qua đó có nhiều ý kiến trái chiều về việc tại sao người dân không được phép mang theo công cụ hỗ trợ để phòng thân. Và có nhiều câu hỏi được người dân gửi đến chúng tôi như:
"Mang loại vũ khí nào theo người để tự vệ phòng thân là hợp pháp? Cá nhân được sở hữu những loại vũ khí nào và sử dụng thế nào..???"
Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Chúng tôi xin thông tin về việc này như sau:
Với sự phát triển không ngừng về mặt kinh tế chính trị thì bên cạnh đó các tệ nạn xã hội ngày càng tăng. Sự gia tăng về tội phạm đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của cá nhân mỗi khi ra đường. Trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người chiếm đoạt tài sản, hiếp dâm… số lượng nạn nhân càng nhiều khiến cho việc lúc nào cũng trong tâm lý phòng vệ để bảo vệ chính mình và người thân. Tự vệ phòng thân như thế nào? pháp luật có cho phép cá nhân có thể mang vũ khí nào theo người để phòng thân không? Mang vũ khí nào để phòng thân cho hợp pháp? Đây là những câu hỏi mà người dân đang quan tâm.
Vũ khí được quy định ở Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017 .
Vũ khí chính là phương tiện, trang thiết bị được chế tạo, sản xuất ra có khả năng mang lại nguy hiểm gây sát thương cho tính mạng, sức khỏe con người hay phá vỡ cơ sở vật chất hạ tầng nghiêm trọng.
Vũ khí được chia làm 5 loại :
+ Vũ khí quân dụng: được sản xuất trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bảo vệ đất nước gồm súng cầm tay (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên…), vũ khí hạng nặng (máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa…), bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, đạn sử dụng cho các loại vũ khí khác.
+ Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, đạn sử dụng cho nó.
+ Vũ khí thô sơ: đây là loại vũ khí có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng được sản xuất với khả năng sát thương so với vũ khí quân dụng là thấp hơn, sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hạ tầng cơ sở hầu như không có mà chỉ ảnh hưởng tới tính mạng con người nếu sử dụng sai mục đích. Vũ khí thô sơ như dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
+ Vũ khí thể thao: đây là loại vũ khí dùng trong hoạt động thi đấu, luyện tập thể thao như súng trường hơi, súng thể thao, súng bắn đĩa bay, súng ngắn hơi….
+ Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự: loại vũ khí sản xuất không theo tiêu chuẩn kĩ thuật hợp pháp nào, nó có khả năng gây ảnh hưởng tới con người, cơ sở vật chất tương tự như các loại vũ khí khác.
Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về hành vi bị nghiêm cấm đó là cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cá nhân đều có quyền sở hữu vũ khí thô sơ vì thế cần hiểu rõ luật để sử dụng. Khoản 1 Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 chỉ cho phép cá nhân sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích là trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Như vậy, suy ra rằng cá nhân sẽ được phép sở hữu những vũ khí thuộc hạng mục vũ khí thô sơ nếu thuộc các trường hợp dùng để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo thì được phép dùng dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Mang theo vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật?
Câu trả lời là có vi phạm pháp luật bởi vì cá nhân không được sử dụng bất kì vũ khí nào với mục đích khác cho dù là mục đích tự vệ theo đó bất kì ai sử dụng vũ khí nhằm tự vệ đều là vi phạm pháp luật./.
Theo "Trang thông tin điện tử CATP Đà Nẵng"
Tin cùng chuyên mục

Liên kết web Liên kết web

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

0 0 0 9 1 4 3 2 1 6
Hôm nay: 1.354
Hôm qua: 4.275
Tuần này: 16.397
Tháng này: 164.117
Tổng cộng: 9.143.216